Những thông tin cần biết về những quả bóng World Cup

Cứ bốn năm một lần mỗi khi World Cup diễn ra, Adidas lại phát hành một quả bóng World Cup đem đến nhiều ấn tượng. Hãy cùng vn88 phân tích những quả bóng World Cup.

Quả bóng World Cup 2022 có tên gì? Tính năng ra sao?

Quả bóng World Cup được dùng tại Qatar tên là Al Rihla. Theo nghĩa Ả Rập tức là ‘cuộc hành trình’. Theo như phân tích, nó mang đến những yếu tố liên quan đến văn hóa Qatar. Trong đó bao gồm kiến ​​trúc, ngôn ngữ, những chiếc thuyền biểu tượng và cả quốc kỳ. 

Quả bóng World Cup 2022
Quả bóng World Cup 2022

Vậy tính năng của quả bóng World Cup này như nào? Theo chia sẻ của FIFA, Al Rihla có tốc độ bay nhanh nhất trong lịch sử World Cup. Nó đã trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt bởi các cầu thủ trên sân cỏ. Bên cạnh đó còn sử dụng đến hầm gió trước khi tiến hành sản xuất lần cuối.

Đáng chú ý quả bóng World Cup này được sản xuất độc quyền bằng keo gốc nước và mực.

Quả bóng này có 2 tính năng chính:

CRT-CORE – Không sai khi nói rằng đây là trái tim của quả bóng. Nó cung cấp sự chính xác, tốc độ và tính nhất quán cho mọi hành động. Ngoài ra còn mang đến khả năng bật lại chính xác và giữ không khí tối đa.

SPEEDSHELL – một lớp da PU được tạo thành từ 20 mảnh mới, nhờ đó độ chính xác, được cải thiện. Khi bóng bay sẽ luôn ổn định.

Adidas đã sản xuất quả bóng World Cup bao lâu?

Al Rihla là quả bóng World Cup thứ 14 liên tiếp được sản xuất bởi Adidas. Lần đầu tiên họ sản xuất bóng cho World Cup là năm 1970 diễn ra ở Mexico. Kể từ đó Adidas luôn sản xuất trái bóng mới cho World Cup. Đối với World Cup nữ, Adidas sản xuất bóng vào năm 2011.

Danh sách những quả bóng World Cup trong lịch sử:

1930: Tiento/T-Model – Cung cấp bởi các đội

1934: Federale 102 – ECAS

1938: Allen – Allen, Paris

1950: Duplo T – Superball

1954: Swiss World – Kost Sport

1958: Top Star – Remmen

1962: Crack – Remmen, Chile

1966: Challenge Star – Slazenger

1970: Telstar – Adidas

Quả bóng Telstar 
Quả bóng Telstar

1974: Telstar Durlast – Adidas

1978: Tango – Adidas

1982: Tango Espana – Adidas

1986: Azteca – Adidas

1990: Etrusco Unico – Adidas

1994: Questra – Adidas

1998: Tricolore – Adidas

2002: Fevernova – Adidas

2006: Teamgeist – Adidas

2010: Jabulani – Adidas

2014: Brazuca – Adidas

2018: Telstar 18 – Adidas

2022: Al Rihla – Adidas

Những quả bóng World Cup nổi tiếng trong lịch sử

Vậy trong lịch sử các kỳ World Cup, những quả bóng nào đã trở nên nổi tiếng?

Telstar (1970)/Telstar 18 (2018)

Quả bóng đầu tiên mà Adidas sản xuất chính là Telstar. Đó là phiên bản phục vụ cho World Cup 1970 tại Mexico. Quả bóng này được thiết kế 32 ô đen trắng mang tính biểu tượng. Kể từ đó đến nay, rất nhiều trái bóng cũng được thiết kế tương tự. 

Đến World Cup 2018 tại Nga, FIFA đã đưa trở lại trái bóng Telstar. Nó đã có phiên bản riêng đối với vòng bảng và vòng knock-out.

Jabulani (2010)

World Cup 2010 ở Nam Phi đã sử dụng Jabulani. Quả bóng này gây chú ý với rất nhiều tranh cãi xung quanh. Theo nhiều cầu thủ cũng như cổ động viên, quả bóng này gặp vấn đề về khí động học. Tức là đường bay của nó khó đoán ảnh hưởng đến thủ môn.

Quả bóng Jabulani 
Quả bóng Jabulani

Brazuca (2014)

Brazuca đã được sử dụng cho World Cup 2014 diễn ra tại Brazil. Đáng chú ý đó là quả bóng đầu tiên được đặt tên bởi người hâm mộ. Sau rất nhiều tranh cãi về Jabulani vào năm 2010, Adidas đã nói rằng Brazuca là trái bóng thi đấu được họ thử nghiệm nhiều nhất khi sản xuất.

Tìm hiểu về những nước chủ nhà World Cup

Bất kể một quốc gia nào cũng muốn tổ chức một kỳ World Cup trong lịch sử của mình. Kể từ khi World Cup diễn ra vào năm 1930, Uruguay là đội đầu tiên đăng cai tổ chức. Khi đó có 16 quốc gia góp mặt. Kể từ đó đến nay, giải đấu cứ 4 năm lại tổ chức một lần. 

Những chủ nhà World Cup trong lịch sử

Trong lịch sử, World Cup chỉ bị dừng đúng 1 lần bởi vì Thế chiến 2. Bên cạnh đó lần đầu tiên World Cup được đồng tổ chức bởi 2 quốc gia là 2002. Khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc là chủ nhà. Tại World Cup 2026 tới đây, Mỹ, Mexico và Canada cũng sẽ hợp tác như vậy.

Danh sách chủ nhà World Cup 

1930: Uruguay – 3 sân vận động

1934: Italy – 8 sân vận động

1938: Pháp – 10 sân vận động

1942: Hủy vì Thế chiến 2

1946: Hủy vì Thế chiến 2

1950: Brazil – 6 sân vận động

1954: Thụy Sĩ – 6 sân vận động

1958: Thụy Điển – 12 sân vận động

1962: Chile – 4 sân vận động

1966: Anh – 8 sân vận động

1970: Mexico – 5 sân vận động

1974: Tây Germany – 9 sân vận động

1978: Argentina – 6 sân vận động

1982: Tây Ban Nha – 17 sân vận động

1986: Mexico – 12 sân vận động

World Cup 1986 ở Mexico
World Cup 1986 ở Mexico

1990: Italy – 12 sân vận động

1994: Mỹ – 9 sân vận động

1998: Pháp – 10 sân vận động

2002: Nhật Bản & Hàn Quốc – 20 sân vận động

2006: Đức – 12 sân vận động

2010: Nam Phi – 10 sân vận động

2014: Brazil – 12 sân vận động

2018: Nga – 12 sân vận động

2022: Qatar – 8 sân vận động

2026: Mỹ & Mexico & Canada – 16 sân vận động

Sân vận động tổ chức nhiều trận World Cup nhất

Tin tức cho biết, vào năm 1930, nước chủ nhà Uruguay đã tổ chức World Cup ở 3 sân tại Montevideo. Kể từ đó đến nay đã có nhiều sân vận động nhận được vinh dự này. Trong đó Estadio Azteca của Mexico là sân đầu tiên diễn ra 2 trận chung kết trong lịch sử. Nó cũng diễn ra 19 trận đấu, nhiều nhất World Cup. 

Xem thêm: Argentina vs Pháp: Chiến thắng lịch sử của Messi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *